Thai 4 tuần tuổi có sự phát triển thế nào?

Thai nhi 1 tháng tuổi thường không có biểu hiện gì đặc trưng giúp mẹ biết mình đang mang thai. Thường thì vào tuần thứ 4 của thai kỳ mẹ mới có thể cảm nhận được đang có thai. Tuy 1 tháng tuổi thai nhi mới chỉ hình thành nhưng cũng đã cho mẹ biết được những thay đổi ban đầu của cơ thể, một sinh linh bé nhỏ đang được mẹ nuôi lớn. Có một số mẹ vì có thai ngoài ý muốn mà cần phá thai an toàn thì tháng đầu tiên sẽ ít gây ảnh hưởng đến mẹ nhất. Tuy nhiên 1 tháng tuổi thai cũng đã có tim, hình thành cơ bản các bộ phận cơ thể, nên mẹ cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Cùng tìm hiểu xem trong tháng đầu tiên thai nhi sẽ phát triển ra sao dưới đây:

Thai nhi 1 tuần tuổi

Tuần lễ đầu tiên vẫn nằm trong chu kì kinh nguyệt của mẹ. Bởi vì thật khó để xác định chính xác được ngày thụ thai nên tuần thứ nhất sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối. Thông thường, cuối tuần thai đầu tiên sẽ diễn ra quá trình thụ thai.

Sau khi trứng rụng, tinh trùng đi vào cơ thể và bắt đầu quá trình tiết ra enzyme làm mềm lớp vỏ bọc bên ngoài trứng để xâm nhập vào bên trong. Quá trình này sẽ kết thúc khi có một tinh trùng đầu tiên thâm nhập thành công. Sau đó, trong trứng sẽ diễn ra quá trình tạo thành hợp tử. Hợp tử bắt đầu phân chia tế bào theo cấp nhân đôi. Tất cả những hoạt động này đều diễn ra trong ống dẫn trứng.

Một thông tin đáng lưu ý là mẹ có thể mang thai đôi nếu rụng 2 trứng hoặc hai tinh trùng cùng chui được vào một trứng. Ở thời điểm này, giới tính thai nhi cũng đã được quyết định luôn rồi. Nó phụ thuộc vào tinh trùng thụ tinh với trứng mang nhiễm sắc thể X hay Y. Tuy nhiên, phải để tới khi thai nhi 20 tuần tuổi, mẹ mới biết chính xác được.

Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ

Thai nhi 2 tuần tuổi

Thai nhi 2 tuần tuổi đã bắt đầu quá trình phân chia tế bào mạnh mẽ hơn khi di chuyển từ vòi trứng về cổ tử cung để làm tổ. Tới tử cung, sự phân chia đã lên tới 32 tế bào. Song song với đó là sự hình thành túi ối từ một khoang chứa chất lỏng và nhau thai là nơi vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi thai nhi.

Bên cạnh đó, trứng sẽ tiết ra nội tiết tố HCG như một thông báo về việc cơ thể đã xuất hiện thêm một sinh linh bé nhỏ để tạm dừng chu kì kinh nguyệt. Nội tiết tố HCG cũng làm gia tăng các hormone nội thiết progesterone và estrogen. Những hormone này có vai trò quan trọng trong việc làm dày lớp nội mạc tử cung, phát triển tuyến sữa ở ngực và gây ra những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu như: đau lưng, đau bụng, buồn nôn, đau đầu,..

Chính những cảm giác này làm cơ thể mẹ lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi. Nếu mẹ nghi ngờ mình có thai thì hãy mua que thử thai về thử để xác định xem mình có thai không. Mẹ lưu ý là nên thử que vào buổi sáng – khi lượng HCG đạt mức cao nhất sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Thai nhi 3 tuần tuổi

Thai nhi 3 tuần tuổi tiếp tục quá trình phân bào, nhau thai cũng dần được hình thành và bắt đầu đào hàng vào thành tử cung để tạo thành một “cầu nối” cho máu lưu thông từ cơ thể mẹ tới thai nhi. Trong quá trình đợi nhau thai hoàn thiện, thai nhi sẽ tự sản sinh ra hồng cầu để lấy dinh dưỡng từ mẹ. Túi ối cũng đang bắt bầu bao bọc quanh thai nhi. Sự tồn tại của túi ối sẽ kéo dài cho tới khi em bé được chào đời.

Song song với sự phân bào, là hệ thống các cơ quan trung ương dần được phân tách. Đây là giai đoạn thai nhi dễ bị chịu tác động và dễ gây ra dị tật bẩm sinh nhất. Vì thế mẹ cần hạn chế đi lại, làm việc nặng nhọc.

Trong tuần này, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn sự thay đổi của bản thân mình, rõ ràng nhất là dấu hiệu chậm kinh. Nếu mẹ chưa chắc chắn về khả năng mang thai thì nên thử lại vào tuần này nhé. Khi biết chính xác mình có thai, mẹ hãy tới các cơ sở y tế để khám thai và nghe tư vấn của bác sĩ về những lưu ý cần làm trong giai đoạn thai kì. Nếu như mẹ biết mình đang mang thai mà vì lý do cá nhân không thể sinh con thì tuần thai thứ 3 mẹ có thể phá thai 1 tháng tuổi bằng thuốc tuy nhiên cần phải có sự tư vấn từ bác sỹ.

Thai nhi 4 tuần tuổi

Phôi thai lúc này được phân chia thành ba phần: trung bì, ngoại bì và nội bì. Những tế bào ngoại bì sẽ phân thành não, tủy, ống thần kinh, xương sống, và phát triển tóc, da, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi, men răng. Trung bì sẽ hình thành lên tim, hệ tuần hoàn, và cơ bắp, sụn, xương, mô dưới da. Nội bị là nơi tạo lên phổi, ruột, tuyến giáp, gan, hệ bài tiết, tụy của thai nhi.

Thời điểm thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ những dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, sợ mùi lạ, thay đổi thói quen ăn uống,… Tâm trạng cũng trở lên thất thường, vui buồn, hay cáu giận và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Có thể có nhiều lúc mẹ cảm thấy mình thật mệt mỏi khi không ăn được gì và cảm giác buồn nôn luôn thường trực trong miệng. Khi đó. mẹ hãy nghĩ tới “niềm vui lớn” ở trong bụng và chia sẻ với chồng để tâm trạng thoải mái hơn nhé.. Mẹ hãy yên tâm vì những triệu chứng này sẽ mau chóng qua sau 3 tháng đầu thôi.

Như vậy trong tháng đầu tiên của thai kỳ thai nhi đã hình thành cơ bản làm tiền để phát triển ở những tháng kế tiếp, mẹ bầu nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện nhé!
Thai 4 tuần tuổi có sự phát triển thế nào? Thai 4 tuần tuổi có sự phát triển thế nào? Reviewed by Sức Khỏe Phụ Nữ on 19:37 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.